II.
BINH-KHÍ CỔ-TRUYỀN
2 - Binh-Khí Sắc-Bén
ĐAO
刀
« Đao-Pháp »
刀法
Ðao-pháp dạy về dạy về phương-thức sử-dụng « Ðơn Ðao » (單 刀) và « Song Ðao » (双 刀).
Cũng như về Kiếm-pháp, Ðao-pháp của Đại-Việt dạy về dạy về phương-thức sử-dụng « Ðơn Ðao » (單 刀) và « Song Ðao » (双 刀) hoàn-toàn dị-biệt với Đao-pháp Trung-Hoa.
Trong « Luc-hợp Đao pháp » của Trung-Hoa (đã được Chưởng-Môn Sư Phó Trương Bá Đương giảng dạy trong Hệ Phái Sa-Long-Cương tại Việt-Nam) thì sự định-nghĩa của sáu Đao-Thức căn-bản như sau :
«Triển » (展) = Khi lưỡi đao hướng ra ngoài ;
« Mạt » (末) = Khi lưỡi đao hướng vào trong ;
« Câu » (勾) = Khi lưỡi đao co lại ;
« Đóa » (刴) = Khi lưỡi đao đưa ngang ra ;
«Khảm » (砍) = Khi lưỡi đao giơ lên quá đầu ;
« Phách » (劈) = Khi hai tay nắm chuôi đao chặt xuống.
Chính vì lấy vị-trí của Lưỡi Đao trong không-gian để định-nghĩa Sáu Đao-Thức đó mà sự huy-động thanh Đao - trong các Thức «Triển » (展) hoặc « Đóa » (刴) chẳng hạn - trong Đao Pháp Trung-Hoa hoàn-toàn dị-biệt với các Đao-Thức trong Đao-pháp Đại-Việt. Và đấy là chúng ta chưa đề-cập tới Thủ-pháp tay trái lúc sử dụng Đơn-Đao và Bộ-pháp lúc sử dụng Song-Đao.
Chúng ta chỉ cần nhìn thấy một Võ-Sư dạy Môn-Sinh thị-phạm một thảo-pháp về Đơn-Đao hay Song-Đao là đủ biết ngay vị Võ-Sư này thuộc Võ-Phái Trung-Hoa hay Đại-Việt.
Trên bình-diện Văn-Hóa Võ-Học, việc phân-biện những dị-biệt của các Võ-Phái là rất cần-thiết.
« Đao-Pháp Đơn Đao »
刀法單刀
Bài Thảo Đơn-Đao
« Đồ-Long Đao »
屠 龍 刀
Bài Thảo Ðao-pháp căn-bản của Hệ-Phái Sa-Long-Cương là bài « Ðồ-Long-Ðao ».
Thật ra, đó là một bài thảo Gươm cổ xưa gồm 31 câu Thiệu mà tên bài Thảo đã bị quên-lãng.
Sau này, nhằm lúc truyện kiếm-hiệp « Ðồ-Long-Ðao » của nhà văn Kim-Dung ở Hương-Cảng được nổi tiếng tại miền Nam nước Việt ta khoảng năm 1960-1962, Sư-Trưởng Trương-Thanh-Đăng mới mượn bộ truyện chưởng này mà đặt tên cho bài thảo Gươm cổ trứ danh của Việt-tộc còn được bảo-trì.
Bài thảo Gươm này được sáng-chế dưới Triều Nhà LÝ (1010-1225), thủa danh-tướng Lý-Thường-Kiệt (1019-1105) bình Chiêm-Thành, đánh Tống chiếm Lưỡng-Quảng. Ngoài những chiêu-thức đặc-thù của Kiếm-pháp nó còn bao gồm đầy đủ sáu Thức «Triển», «Mạt», «Câu», «Đóa», «Khảm», «Phách» trong Đao-pháp.
Tuy-nhiên, Môn-Sinh phải được truyền-đạt đúng-đắn các Chiêu-Thức cổ xưa trong bàì Gươm này mới lãnh-hội được sự ứng-dụng thần-kỳ của nó. Ngày nay có nhiều Môn-Sinh lẫn-lộn Chiêu-Thức hóc-hiểm « Bạt Thảo Tầm Xà » trong bài Thảo Gươm Cổ Đại-Việt này với các Đao-thức đơn-thuần hụp mình ngồi xuống chém chân địch...
Kiếm-Sư Phi-Sơn-Hải trước kia cũng đã từng chiếm giải vô-địch Kiếm-Thuật tại Hà-Nội năm 1937 vối thế « Bạt-Thảo Tầm Xà » trong bài thảo Gươm Cổ nói trên.
Kiếm-Sư Phi-Sơn-Hải
(1937)
Dưới chế-độ cộng-hòa của tổng-thống Ngô-Ðình-Diệm, bài thảo Gưom cổ xưa này đã được Kiếm-Sư Phi-Sơn-Hải - lúc đó dạy ở đường Yên-Ðổ - đề-nghị đưa vào huấn-luyện cho quân-nhân miền Nam để chống-trả với "đội-binh Mã-Tấu" của quân-đội miền Bắc đang bắt đầu thao-túng trên chiến-trường miền Nam nước Việt, lúc quân-đội Nam-Việt chưa được trang-bị súng xung-phong tối-tân M16 mà chỉ có súng Garant M1. Nhưng bộ Tham-Mưu của Ngô-Ðình-Diệm đã bác bỏ lời đề-nghị của Kiếm-Sư Phi-Sơn-Hải.
Ðịnh-mệnh trớ-trêu, bài Gươm-pháp cổ xưa, được bảo-trì tại miền Nam-Việt, từng được đề-nghị đưa ra dạy mong khắc-trừ Ðao-pháp của "đội-binh Mã-Tấu" Bắc-Việt, và bị chánh-quyền miền Nam bạc-đãi, phải chờ sau ngày thống-nhất đất nước Việt-Nam, mới lại được một nhà văn Bắc-Việt nhắc đến và cho biết rỏ lai-lịch.
Phải chăng bài thảo Gươm cổ xưa đó vẫn đuợc nối liền với hồn thiêng sông núi Việt ?
« Đao-Pháp Song Đao »
刀法單刀
Bài Thảo Song-Đao
« Vạn-Hoa Đao »
萬花刀
Bài Thảo Song Ðao lừng danh của Miền Đất Võ An-Vinh là bài « Vạn Hoa Ðao » gồm 7 câu Thiệu với 44 chữ, mật-mã-hóa 14 chiêu-thức biến-hóa khôn lường theo cảm-tác Tứ-Linh (Long, Lân, Qui, Phụng).
Đây là một bài thảo Song Đao của Võ-Trận với những đường Đao công thủ liên-hoàn như muôn nghìn cánh hoa thép sắt bén vây kín địch-thủ. Thảo-Pháp này thuộc Dòng Võ cụ Khiển-PHẠN & Khiển THI, mà hậu-duệ là Sư-Trưởng BA Phong lưu-truyền hậu-thế qua Học-Viện Võ-Trận Đại-Việt của chúng tôi.
(Còn Tiếp...)
Ban Võ-Sư Hệ-Phái TRỊNH Quang Thắng |